Cách thưởng thức món Dim Sum
Các bạn đều biết món “dim sum”, phải không? Món này có nguồn gốc
từ Quảng Đông Trung Quốc và rất được ưa chuộng bởi nhiều thực khách, với những
cái bánh bé bé xinh xinh được phục vụ bên vệ đường cùng với một tách trà nóng,
sẽ là sự lựa chọn lý tưởng cho các du khách ghé thăm cũng như dân lao động sau
một ngày mệt nhọc.
Cũng như các món tapas của người Tây Ban Nha, được kết hợp đơn
giản với những ly rượu vang, những cái bánh đơn giản này thậm chí còn được
người Quảng Đông xem như một phần chính của bữa ăn hàng ngày, tất nhiên không
thể không nhắc đến sự kết hợp với những tách trà được rồi! Ngày nay, tại nhiều
khu vực ở miền Nam Trung Quốc, đặc biệt là tại Hồng Kông, nó đã trở thành một
món ăn thông lệ xuất hiện trong những bữa cơm gia đình ấm cúng, thường rơi vào
những buổi sáng cuối tuần.
Món ăn được phục vụ trong những chiếc nồi hấp bằng tre hoặc kim
loại đặt trên những chiếc xe đẩy, chúng được đưa đến từng bàn trong nhà hàng và
thực khách gọi món bằng cách chỉ vào đĩa mà họ muốn. Mỗi bàn có 1 tấm thẻ để
đánh dấu số món họ đã gọi (thường là vài đô với mỗi người, dù giá có thể thay
đổi tùy theo món ăn), và bạn sẽ trả trước khi rời nhà hàng.
Sẽ khó có thể tìm một cách tốt hơn để dành ra một buổi sáng chủ
nhật cùng với bạn bè và người thân quây quần trên một chiếc bàn, với vài tách
trà, sự phục vụ nhanh chóng (có thể sẽ không được tao nhã cho lắm!), và một bàn
ăn đầy ắp các món bánh bao, bánh hấp và bánh ngọt dủ kiểu. Điều tuyệt vời là
bạn thường chỉ trả không quá vài đô cho mỗi người tại một nhà “dim sum” chính
thống (dường như bạn có thể gọi bao nhiêu tùy thích), dĩ nhiên rồi!
Quy ước căn bản của món Dim Sum
Không có gì khó để gọi món và thưởng thức tại một nhà hàng dim
sum, nhưng đây là một số thông tin để giúp bạn tránh cảm thấy bối rối.
·
Chia sẻ! Đối với món ăn này, bạn rủ càng nhiều người đi
cùng thì càng gọi được nhiều món khác nhau, đồng nghĩa bạn sẽ được thưởng thức
những mùi vị phong phú và khác biệt được bày trên bàn ăn. Hãy nhớ, rủ thật
nhiều người, và sẵn sàng chia sẻ món ăn của mình nhé!
Khởi động với trà. Bạn nên thưởng thức một tách trà nóng khi vừa ngồi xuống bàn.
Hầu như tại tất cả các nhà hàng “dim sum” đều có một vài loại trà khác nhau
dành cho bạn lựa chọn và thưởng thức. Hãy kiểm tra đó chính xác có phải là loại
trà bạn yêu thích không, trước khi bạn quyết định cho nước nóng vào ấm. Sau khi
bạn đã uống cạn ấm trà, hãy mở nắp và lộn ngược bình trà, hoặc chỉ cần hé mở
nắp để người phục vụ biết rằng bạn muốn có thêm một ấm trà khác! Nếu bạn muốn
tỏ ra lịch sự hơn, hãy rót trà cho những người khác trước khi đến phiên mình,
và hãy vỗ nhẹ bàn để cảm ơn nếu ai đó đang rót trà cho bạn!
Gọi món. Rất đơn giản: hãy đợi các món ăn đến chỗ bạn. Phục vụ sẽ đem đến
vài món được đặt trên chiếc xe đẩy cho bạn chọn lựa. Nếu bạn muốn thưởng thức
nó, chỉ cần gật đầu hoặc nói “ok”. Luật bất thành văn: Nếu bạn không chắc đó là món gì, hãy thử nó
ngay! Nếu bạn không tìm thấy món ưa thích của riêng mình? Không vấn đề gì cả,
hãy hỏi người phục vụ, họ sẽ làm và mang ngay đến cho bạn món bạn yêu cầu từ
trong bếp, hoàn toàn tươi ngon và nóng hổi! Cũng cần lưu ý bạn nên để tấm thẻ
ra ngoài để người đẩy xe có thể đánh dấu nó. Hoặc nếu bạn tìm thấy một nhà hàng
phục vụ các món dim sum theo kiểu buffer, hãy mang tấm thẻ bên cạnh mình khi
bạn đi đến đó nhé!
·
Đuổi theo những chiếc xe đẩy. Bạn thấy món cơm cuộn mình yêu thích cứ đi
vòng vòng những chỗ khác trong phòng và có vẻ như anh chàng đẩy xe không định
đi đến hướng bạn, hoặc giả khi anh ta đến thì món cơm cuộn cũng chẳng còn trên
xe đẩy nữa. Bạn sẽ phải làm gì? Đừng ngại ngùng, hãy rời khỏi ghế và tiến đến
chiến xe đẩy có món ăn mình cực kì yêu thích ấy, tất nhiên cũng đừng phấn khích
mà chạy quá nhanh và cố sức lấy đĩa cuối cùng trên đó! Bạn có thể báo với anh
ta và trở về bàn ngồi đợi, sẽ không quá lâu cho một đĩa nóng hổi khác được
chuẩn bị đâu!
·
Dụng cụ. Thường thì người ta sẽ dùng đũa, nhưng đừng
xấu hổ khi bạn yêu cầu một chiếc nĩa khi cần nó. Quy tắc cơ bản khi dùng đũa:
đừng dùng đũa để xiên thức ăn, cũng đừng cắm chúng thẳng vào bát cơm khi bạn
không dùng chúng. Thay vào đó hãy đặt chúng ngang trên miệng bát theo một cách
tao nhã nhất!
·
Muốn ăn kèm chúng với cơm ư? Món cơm hấp có thể được gọi theo yêu cầu, và
đó cũng là một cách tốt để “thanh tẩy” miệng của bạn sau khi thưởng thức các
món dim sum với những hương vị tẩm ướp khác nhau. Bạn cũng có thể đổ nước xốt vào món cơm hấp của mình nếu bạn muốn, nhưng
nó dự định sẽ được chuẩn bị theo cách đơn giản nhất, nếu không muốn nói là hơi
nhạt nhẽo một tí!
·
Tiền bo! Nó có thể sẽ không bình thường lắm khi bạn
phải trả hóa đơn ở các quầy thu ngân khác nhau thay vì đặt chúng trên bàn,
nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn dành một ít tiền bo trên bàn cho người phục vụ cũng
như những nhân viên đẩy xe nếu bạn nghĩ rằng họ đã phục vụ mình chu đáo và tận
tình!
Các đĩa thức ăn
Tiếng lộn xộn chói tai và việc cảm quan quá tải các món dim sum có
thể sẽ tràn ngập trong một không gian hỗn độn – Quá nhiều xe đẩy di chuyển, những người phục vụ thiếu kiên nhẫn
hỏi bạn liệu bạn có biết thật sự mình muốn ăn món nào trước khi biết rõ những
món mà họ có trong thực đơn, những câu hỏi luôn tràn ngập trong đầu bạn này, đợi đã, đó có phải là thịt heo không, hay là tôm, hay là bộ phận
khác thường của một loài động vật “nào đó”? – Bạn cần có sự nhạy bén của một thực khách đường phố để đưa ra
những lựa chọn chính xác nhất. Trừ khi bạn đủ may mắn khi lớn lên với những
người bạn hoặc thành viên trong gia đình đã từng có những trải nghiệm cùng món
dim sum trong quá khứ, chiến lượt lý tưởng dành cho bạn có thể là nhắm mắt lại
và chỉ đại một món bất kì mà thôi!
Cho đến thời điểm này. Với những chỉ dẫn đã nằm trong lòng bàn tay, bạn có thể gọi những món dim sum tuyệt vời nhất giống như một kẻ
sành ăn chuyên nghiệp, và lần tới nếu có ai
đó hỏi bạn những câu đại loại như “Món này là gì vậy?”, bạn chỉ việc giơ tay lên che miệng và nhẹ
nhàng đáp: “Hãy im lặng mà thưởng thức đi!”
Bánh bao
Har gau (bánh bao hấp nhân tôm): Bánh bao nhân tôm với lớp vỏ bột mì bên ngoài trộn cùng một ít bột
sắn, nhằm tạo độ co giãn và màu trong mờ. Trong khi lớp nhân được kết hợp với
thịt heo, hành lá và một ít măng non để tạo nên hương vị đặc trưng. Thật sự đây
chính là một trong những loại bánh bao khó nhất để làm đúng cách: Lớp vỏ bên
ngoài phải hơi đục mờ nhưng phải dẻo, dai nhưng không quá “dai nhách” (!), được
nấu chín hoàn hảo, với miếng tôm rõ nét bên trong nhân.
Chiu-chao fan guo ( bánh bao hấp với thịt heo, tôm và đậu phộng): Một hỗn hợp pha trộn ngọt ngào và giòn tan giữa
tôm, thịt heo và đậu phộng, thường được thêm vào một ít rau mùi và củ sắn để
gia tăng hương vị. Đây sẽ là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn đang tìm kiếm những
trải nghiệm với loại bánh bao mang cấu trúc hoàn hảo nhất!
Siu mai (Bánh bao hấp “mui trần” với thịt heo hoặc tôm): Một loại bánh được làm từ lớp vỏ bột mì, chúng
thường kết hợp với hương vị ở đỉnh bẳng việc sử dụng một ít trứng cá, hoặc cà
rốt nạo, đôi khi đơn giản chỉ là một hạt đậu duy nhất!
Haam sui gau: Bánh bao chiên từ gạo
nếp và thịt heo
Jiu cai bau:
Bánh bao chiên từ bột mì với hẹ.
Wu gok (bánh bao khoai sọ): Một lớp khoai tím giòn, mỏng, hơi ngọt được bao quanh phần nhân
ở giữa làm từ thịt heo, wu gok là một kết quả nghiên cứu tạo nên sự tương phản
với các món truyền thống khác.
Buns
Cha siu bao (bánh bao hấp thịt heo nhồi): Món bánh cổ điển được lên men và nhồi với thịt
lợn nướng kiểu Trung Quốc (gọi là cha siu). Bột lên men có cấu trúc mềm, phần
ruột bên trong dày đặc, tương tự như bánh mì sandwich của người Mỹ, nhưng có vị
ngọt hơn.
Cha siu bao (bánh bao nướng nhân thịt heo): Cũng tương tự như phiên bảng hấp, nhưng những
chiếc bánh cha siu bao thì tròn hơn, được nướng và phếch bên ngoài với một lớp
mỡ bóng bẩy.
Cha siu sou (bánh ngọt nhân thịt heo nướng): Sou là loại bánh phồng Trung Quốc với đặc điểm
dễ bong tróc, hơi ngọt. Bạn có thể dùng mọi thứ để làm nhân, nhưng ý kiến cá
nhân tôi thì thịt heo chính là nguồn nguyên liệu tuyệt vời nhất!
Các món bánh cuốn
Cheong fan (bún cuộn): Một trong những món ăn ưa thích của chúng tôi, với bún tươi sau
khi hấp được cuộn với nhiều thứ linh tinh bên trong, phổ biến nhất là thịt bò,
tôm hoặc thịt heo. Chúng thường đi kèm với loại tương ngọt được rưới lên trên.
Zhaliang (bánh cuốn chiên giò lớp bún cuộn quanh): Một lối đi phá cách từ món “bún cuộn”, trong
phiên bản mới mẻ này, những sợi bún hấp quấn quanh lớp nhân chiên giòn bên
trong với đậu nành, mè và sốt chua ngọt. Sử dụng những nguyên liệu tươi mới và
ăn chúng nhanh chóng để đảm bảo được độ giòn tan bên trong, mềm mượt ở ngoài và
thưởng thức theo một cách thú vị nhất!
Pei guen (đậu hủ chiên): Lớp vỏ đậu hủ – một lớp vỏ mỏng do lượng tinh bột đậu nành kết tụ
và đông lại trên bề mặt, thường được dùng để nấu sữa đậu nành trong công nghệ
sản xuất đậu hủ – được sử dụng để bao quanh những nguyên liệu như tôm hoặc gà,
trước khi được đem chiên trên chảo.
Pei guen (hấp): Cũng giống như phiên bản đem chiên, nhưng chúng ta lại đem đi hấp.
Lựa chọn ,một lần nữa, tôi khẳng định là do chính bạn khi chiếc xe đẩy đưa đến.
Thường chúng được trộn với một ít măng tây, và công thức nào theo tôi cũng đều
tuyệt vời cả!
Những món rau trộn khác (không thuộc món chay)
Lo baak gou (bánh củ cải): Sợi củ cải daikon (loại củ cải trắng dài) được trộn với bột gạo,
kết hợp với thịt heo muối, xúc xích, tôm hoặc các loại rau củ quả khác trước
khi được nén lại trong khuôn bánh và chiên lên. Mọi người gọi nó là bánh củ cải
Thụy Điển, nhưng thường thì chúng được làm từ củ cải thường ở châu Á thôi!
Bánh khoai môn: Cũng như bánh củ cải, nhưng nguyên liệu dùng làm loại bánh này là
từ khoai môn. Chúng khá mềm và buộc thực khách phải nhai nhiều khi thưởng thức,
lớp vỏ của chúng thì lại khá giòn sau khi được đem chiên.
Lo mai gai (bánh gạo hấp): Một trong những món ăn tạo nên sự phong phú cho thực đơn các món
“dim sum”, chúng được chế biến từ gạo nếp hấp kết hợp với thịt gà, các loại
nấm, lạp xưởng và hành lá, tất cả gói gọn trong một lá sen, cũng có khi bạn
thấy chúng được bao bên ngoài bằng lá chuối nữa!
Những món khác làm từ thịt
Fung zao (chân gà hấp-chiên): Hay còn biết đến là món “Móng vuốt chim phượng hoàng”, chân gà
được chiên trên chảo cho đến khi chúng phồng lên, sau đó tiếp tục hầm trong
nước sốt, kết hợp với đậu nành lên men để tạo nên hương vị đặc trưng. Sản phẩm
cuối cùng có cấu trúc mềm mại, hơi xốp theo một cách rất lạ và độc nhất!
Ngao yuk kau (thịt vo viên): Thịt bò viên được hấp và dùng với lớp vỏ tàu hủ được đun sôi,
chúng thường kết hợp với món nước xốt Worcestershire (nổi tiếng ở miền Tây Anh
quốc)
Pai gwut (sườn hấp): Một phần nhỏ của miếng thịt sườn heo – thường không to hơn 1.5 cm
– được phủ lớp tinh bột bên ngoài rồi đem đi hấp với đậu nành lên men cho đến
khi cấu trúc bên trong bắt đầu ẩm ướt và trơn trợt. Món ăn này có xương, nên
bạn phải cẩn thận khi cắn chúng đấy!
Món tráng miệng:
Daan taat (bánh sữa trứng): Chế biến theo kiểu bánh sữa trứng truyền thống của người Hồng
Kông, chúng cũng có vẻ nào đó tương tự như công thức bánh sữa trứng của người
Bồ Đào Nha, nhưng vị trứng có vẻ lại nồng hơn. Lớp vỏ bên ngoài dễ bong tróc
hoặc giòn tan mùi bơ sữa!
Jin deui (cơm nếp chiên): Làm từ bột nếp, những viên nhỏ được vo tròn có độ dai, phải nhai
kỹ như món nếp mochi của người Nhật (thật ra chúng gần như giống nhau hoàn
toàn). Chúng được bao quanh với hạt mè và chiên giòn trên chảo cho đến khi
phồng lên. Sau đó được tô điểm thêm vị ngọt ngào từ bột sen hay bột đậu đỏ cho tác
phẩm cuối cùng!
Do fu fa (tàu hủ): Một miếng đậu hủ mềm, mượt được ăn kèm với gừng và nước đường.
Ma lai go (Bánh xốp Malaysia): Một bánh bông lan mềm, thơm mùi trứng, được hấp theo phong cách
người Malaysia.
Lai wong bau (bánh sữa trứng): Tiêu chuẩn bột “bau” lên men kết hợp với sữa trứng rồi đem di hấp
chín.
Chúc các bạn có những trải nghiệm thú vị với Dim Sum
0 comments:
Post a Comment